Câu hỏi “Làm thế nào để biết đã khỏi bệnh lậu hoàn toàn hay chưa?” là một trong số các câu hỏi đang được gửi về với hàng trăm lượt tại phòng khám Đa khoa Việt Sing. Với sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Truyền nhiễm với hàng chục năm kinh nghiệm điều trị bệnh xã hội – bài viết này sẽ hỗ trợ giải đáp câu hỏi được đặt ra ở đầu bài. Cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây nhé!
Trước khi giải đáp câu hỏi “Làm thế nào để biết đã khỏi bệnh lậu hoàn toàn hay chưa?” người bệnh cần được điều trị lậu ngay khi gặp các triệu chứng đặc trưng của bệnh như tiết dịch mủ từ niệu đạo, đau và sưng bộ phận sinh dục, rối loạn tiểu tiện như viêm đường tiết niệu và bị sốt cao.
Để điều trị bệnh lậu, các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị bệnh lậu bằng kháng sinh đồ thường là các liều tiêm hoặc uống chỉ 1 lần. Ưu điểm của cách điều trị này là nhanh gọn, người bệnh không cần phải tự nhớ và sử dụng quá nhiều loại thuốc uống tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ không được chữa khỏi nếu chỉ sử dụng kháng sinh.
Phương pháp kích thích tế bào và tiêu viêm ngoài da sử dụng sóng công nghệ mới mang tên ZW-1001 tại Phòng khám Đa khoa Việt Sing hiện tại độc quyền tại Bắc Ninh là một làn sóng mới trong phác đồ điều trị khỏi hẳn lậu.
>>> Xem thêm bài viết khác
Về cơ bản Làm thế nào để biết đã khỏi bệnh lậu hoàn toàn hay chưa sẽ phụ thuộc vào 2 việc đó là quan sát sự biến mất của các triệu chứng bệnh và quan sát các số liệu thống kế trên xét nghiệm.
Khi đã khỏi bệnh lậu các triệu chứng toàn thân sẽ biến mất, người bệnh sẽ không còn nhận thấy vùng kín tiết dịch có màu sắc bất thường nữa. Việc đi vệ sinh cũng sẽ trở lại bình thường, không còn tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ra máu mủ nữa. Ngoài các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, nếu người bệnh bị nhiễm bệnh ở mắt, miệng hay hậu môn thì các triệu chứng ở các bộ phận này cũng sẽ biến mất:
Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng có thể chỉ cho thấy quá trình điều trị đang mang lại hiệu quả chứ chưa khẳng định là đã khỏi bệnh được hoàn toàn hay chưa. Hoặc đôi khi giữa hai đợt tái phát các triệu chứng cũng có thể biến mất để trở lại rầm rộ hơn khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng. Để chắc chắn hơn bạn cần được làm một số xét nghiệm để có kết luận chính xác hơn.
Không chỉ khi khỏi bệnh mới thực hiện các xét nghiệm mà ngay trong quá trình điều trị bạn sẽ được bác sĩ thường xuyên yêu cầu làm xét nghiệm để biết được tình trạng bệnh có đang tiến triển tốt hay không. Mức độ hợp thuốc và giảm bệnh như thế nào. Một số loại xét nghiệm thông dụng để cho kết quả lậu khỏi chưa chính xác là:
Xét nghiệm nhuộm soi là một phương pháp chẩn đoán bệnh lậu thông qua việc quan sát hình thái, kích thước, và cách sắp xếp đặc trưng của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, xét nghiệm nhuộm soi không phải lúc nào cũng có thể xác định chính xác việc bạn đã khỏi bệnh lậu hoàn toàn hay chưa.
Để biết chắc chắn rằng bạn đã khỏi bệnh lậu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, như xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) hoặc nuôi cấy vi khuẩn. Những xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn, giúp xác định liệu vi khuẩn gây bệnh đã bị loại bỏ hoàn toàn hay chưa.
Xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction) là một phương pháp chẩn đoán hiện đại và có độ chính xác cao, được sử dụng để phát hiện DNA của vi khuẩn gây bệnh lậu. Xét nghiệm này có thể xác định sự có mặt của vi khuẩn ngay cả khi số lượng ít và trong giai đoạn sớm của bệnh.
Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị bệnh lậu, xét nghiệm PCR có thể được sử dụng để kiểm tra xem vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae có còn tồn tại trong cơ thể hay không. Nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính, tức là không phát hiện DNA của vi khuẩn, có thể kết luận rằng bạn đã khỏi bệnh lậu. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm lần nữa sau một khoảng thời gian nhất định hoặc kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác.
Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn là một kỹ thuật trong vi sinh vật học, được sử dụng để phân lập và nhân lên vi khuẩn từ một mẫu bệnh phẩm. Trong quá trình này, mẫu bệnh phẩm nghi ngờ chứa vi khuẩn được đặt vào môi trường nuôi cấy thích hợp để tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các môi trường nuôi cấy có thể chứa các chất dinh dưỡng cơ bản hoặc thêm các yếu tố đặc biệt để nhận biết được các đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn.
Về việc sử dụng phương pháp nuôi cấy để kết luận khỏi bệnh lậu, nuôi cấy vi khuẩn có thể giúp xác định sự hiện diện của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, nguyên nhân gây ra bệnh lậu. Sau khi điều trị, nếu môi trường nuôi cấy không cho thấy sự tăng trưởng của vi khuẩn, điều này có thể chỉ ra rằng bệnh nhân đã khỏi bệnh lậu.
Nếu ⅔ xét nghiệm cho kết quả âm tính và bạn không còn triệu chứng, bác sĩ có thể kết luận bạn đã khỏi bệnh lậu. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc tái nhiễm là có thể xảy ra nếu tiếp xúc lại với nguồn lây nhiễm. Do đó, việc duy trì các biện pháp phòng ngừa sau khi điều trị là rất quan trọng.
Sau khi được điều trị khỏi và thực hiện các xét nghiệm để giải đáp cho câu hỏi “Làm thế nào để biết đã khỏi bệnh lậu hoàn toàn hay chưa?” bạn cần lưu ý những điều sau để tránh tiếp xúc với nguồn lây và bị mắc bệnh lại nhé:
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết cách Làm thế nào để biết đã khỏi bệnh lậu hoàn toàn hay chưa? rồi đúng không. Nếu đang muốn đăng ký xét nghiệm xem mình đã khỏi hay chưa hoặc đăng ký khám chữa bệnh chất lượng cao hãy gọi đến 0222 730 2022 để được hỗ trợ và nhận mã khám ưu đãi giảm giá nhé.
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.