Mụn rộp sinh dục ở miệng chủ yếu lây nhiễm qua đường sinh dục do quan hệ bằng miệng hoặc lây nhiễm do tiếp xúc từ dịch, vết thương hở của người nhiễm bệnh. Những dấu hiệu khi nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng là gì? Hãy cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng
Mụn rộp sinh dục ở miệng cần nhận biết càng sớm càng tốt. Điều này rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh bởi phát hiện bệnh sớm, khám chữa sớm, tỉ lệ khỏi bệnh cao, thời gian điều trị bệnh cũng được rút ngắn.
Khi virus HSV xâm nhập người bệnh sẽ nhận thấy một số dấu hiệu mụn rộp sinh dục như:
- Lưỡi xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy hoặc đau ở một vùng cụ thể.
- Sau đó hình thành vết loét màu trắng hoặc vàng.
- Virus lan dần vào trong khiến phần má bên trong, vòm miệng, cổ họng cũng xuất hiện nhiều vết loét gây đau rát, khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt.
- Cơ thể phản ứng với virus HSV gây ra tình trạng đau đầu, sốt, đau nhức xương.
>>> Xem thêm bài viết khác
2. Nguyên nhân lây nhiễm mụn rộp sinh dục ở miệng
Cần nắm rõ các nguyên nhân lây nhiễm mụn rộp sinh dục ở miệng để chủ động phát hiện bệnh và phòng tránh lây nhiễm cho người khác và cho chính mình. Mụn rộp sinh dục ở lưỡi do virus HSV-2 gây ra thường lây nhiễm từ người sang người qua các trường hợp sau:
- Quan hệ tình dục bằng miệng với người bị mụn rộp sinh dục ở bộ phận sinh dục. Khả năng lây lan rất cao nếu vết loét tiết ra mủ hoặc dịch.
- Tiếp xúc bằng miệng với chất dịch của người nhiễm bệnh như tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo.
- Hôn hoặc tiếp xúc với miệng, lưỡi, nước bọt của người nhiễm mụn rộp sinh dục ở miệng.
3. Mụn rộp sinh dục ở miệng nguy hiểm ra sao?
Thực tế mụn rộp sinh dục ở miệng ( bệnh xã hội ) thường bị nhầm lẫn với nhiệt miệng thông thường vì vậy dẫn tới nhiều trường hợp chữa sai cách, chữa không triệt để, tái đi tái lại nhiều lần.
Khi bệnh tái phát gây ra nhiều đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt thường ngày của người bệnh và gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe như:
- Dễ mắc các bệnh khoang miệng khác.
- Sức đề kháng suy yếu dẫn tới sốt, cơ thể mệt mỏi.
- Đau nhức vùng miệng, khó khăn trong việc ăn uống.
- Lây nhiễm sang các vùng cơ thể khác khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống.
- Tỷ lệ lây nhiễm cao cho người khác do quá trình ăn uống, sinh hoạt dịch dễ dính vào vật dụng.
Do đó, để khắc phục triệu chứng do bệnh gây ra cũng như điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị để tác nhân gây bệnh nhanh chóng được loại bỏ.
4. Các cách điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng
Virus HSV một khi xâm nhập vào cơ thể gây ra mụn rộp sinh dục ở miệng có thể cư trú và tái nhiễm bệnh nhiều lần. Bệnh có thể tự phát tác rồi tự hết, đây là dấu hiệu ủ bệnh, khiến tình trạng tái phát bệnh mỗi lần càng nặng hơn.
Chữa mụn rộp sinh dục ở miệng bằng thuốc khác sinh
Để giảm các đau rát do vết mụn gây ra, người bệnh có thể sụn một số loại thuốc khác sinh sau:
- Thuốc Valacyclovir (Valtrex), Famciclovir, Aciclovir (Zovirax): là 3 loại thuốc kháng sinh điều trị HSV-2 toàn thân, có tác dụng ức chế bệnh phát triển, hỗ trợ loại bỏ mầm bệnh từ bên trong.
- Thuốc ibuprofen hoặc paracetamol: có tác dụng giảm đau, chống viêm, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.
- Thuốc chứa Lidocain hoặc benzocaine: giảm ngứa rát, khó chịu do mụn rộp gây ra ở lưỡi.
Thông thường, thuốc kháng sinh chữa mụn rộp sinh dục dùng ở dạng bôi hoặc uống, tuy nhiên nếu tình trạng bệnh quá nặng thì cần tiêm thuốc.
Lưu ý: Sau một thời gian bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng trở nặng hơn thì cần thăm khám và điều trị chuyên sâu để không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chữa mụn rộp sinh dục bằng CHX hiệu quả, an toàn
Hiện nay, hệ thống tiêu viêm đa tầng CHX thế hệ 4 đang được áp dụng tại Phòng khám Đa khoa Việt Sing là phương pháp chữa mụn rộp sinh dục hiệu quả được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội trong điều trị bệnh:
- Hiệu quả làm sạch dịch mủ, tổn thương trên da hiệu quả cao
- Không để lại sẹo, bề mặt da phục hồi lại trạng thái bình thường.
- Không gây tổn thương đến các mô lành tính xung quanh, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý khu vực điều trị.
- Hạn chế tái nhiễm: Hỗ trợ kích thích tăng cường miễn dịch cơ thể nhằm ức chế virus, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát so với các phương pháp cổ điển.
- Điều trị theo tiêu chí 3 không: Điều trị vật lý không xâm lấn, không gây đau đớn, không chảy máu.
- Thời gian điều trị nhanh: Quá trình điều trị và phục hồi nhanh, không cần nằm viện.
Lựa chọn phương pháp điều trị là vô cùng quan trọng, chúng quyết định đến 80% hiệu quả chữa bệnh, giúp chữa trị dứt điểm, ngăn chặn nguy cơ lây lan, tái nhiễm bệnh.
5. Cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng
Trong quá trình điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng, thời gian sử dụng thuốc hoặc đột ngột ngưng sử dụng thuốc, áp dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác.
- Trong thời gian điều trị bệnh, không thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng để giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% hàng ngày để tránh vết mụn vỡ bị nhiễm trùng. Đây cũng là cách giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ để tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
Miệng là khu vực nhạy cảm do hàng ngày phải tiếp xúc với các thực phẩm ăn uống. Do đó, để hạn chế tình trạng rát, xót do vết loét hoặc hạn chế sự hoạt động của virus HSV người bệnh nên hạn chế các thực phẩm
- Đồ ăn quá cứng hoặc mặn, chua, cay.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn hay đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.
- Các thực phẩm chứa chất kích thích (chocolate, cafe,…)
- Thực phẩm chứa arginine: các loại hạt, hạt đậu,…để hạn chế kích thích hoạt động của HSV
Các thực phẩm được khuyên dùng trong quá trình điều điều trị mụn rộp ở miệng như:
- Nên ăn các thực phẩm dạng lỏng, mềm
- Đồ ăn ít gia vị, nhạt, mát cho cơ thể,… đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ.
6. Cách phòng ngừa mụn rộp sinh dục ở miệng
Mụn rộp sinh dục ở miệng chủ yếu lây nhiễm khi quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với vết thương hở, dịch mủ của người bệnh do vậy, để tránh mắc bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Không tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở hoặc dịch mủ của người khác, đặc biệt là khi biết người đó đang nhiễm bệnh.
- Nên rửa tay thường xuyên và đúng cách để tránh lây nhiễm bệnh hoặc virus từ tay sang các vùng cơ thể khác của bạn hoặc người khác.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên giặt rũ những quần áo, chăn, ga, vỏ gối,… đặc biệt là những đồ dùng có tiếp xúc với dịch mủ hoặc vết loét do HSV gây ra.
- Không dùng chung vật dụng tiếp xúc với da hoặc miệng như: son, dụng cụ trang điểm, cốc, khăn tắm, quần áo áo, đồ dùng sinh hoạt,… để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Hạn chế để tay tiếp xúc với vết thương hở, vết loét của mụn rộp sinh dục.
- Không quan hệ tình dục bằng miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn khi bệnh bùng phát.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Mụn rộp sinh dục ở miệng – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh. Hy vọng có thể giúp bạn đọc lựa chọn được cơ sở thăm khám và phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh và trị dứt điểm bệnh. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua 0222.730.2022 để được giải đáp.
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.