Bác sĩ chuyên khoa giải đáp bệnh giang mai có lây không? 

Bệnh giang mai có lây không hay bệnh giang mai lây qua đường nào là những câu hỏi nhận được rất nhiều quan tâm trên các diễn đàn sức khỏe. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện tham khảo chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Văn Tường – CKI khoa Da liễu – Truyền nhiễm với hơn 30 năm kinh nghiệm để giúp anh chị em giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Vì vậy, cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây.

1. Tổng quan về bệnh giang mai

Tổng quan về bệnh giang mai

Trước khi tìm hiểu bệnh giang mai có lây không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh để có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này.

Giang mai là bệnh lý nhiễm khuẩn mạn tính do vi khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. Các triệu chứng của bệnh giang mai sẽ khác nhau dựa trên từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Săng giang mai

Thời gian ủ bệnh của giai đoạn này thường là từ 10 – 90 ngày, trung bình là 3 tuần với các triệu chứng như xuất hiện một vết loét (săng) đơn độc tại nơi tiếp xúc với vi khuẩn. Vết loét thường:

  • Nằm ở bộ phận sinh dục (dương vật, âm đạo, môi lớn, môi bé), hậu môn hoặc miệng.
  • Có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục với đường kính khoảng 0,5 – 2 cm.
  • Không gây cảm giác đau, ngứa và cũng không chảy mủ.
  • Bờ nhẵn, nền cứng, màu đỏ như thịt tươi.
  • Vết loét có thể tự biến mất sau 3 – 6 tuần mà không cần điều trị.

Giai đoạn 2: Giang mai thứ phát

Giai đoạn thứ 2 thường rơi vào khoảng từ 3-6 tháng sau khi săng giang mai xuất hiện nhưng không được phát hiện và điều trị. Lúc này, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng như sau: 

  • Nổi phát ban: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện 4 – 10 tuần sau khi săng giang mai tự khỏi. Phát ban có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể, thường là lòng bàn tay, bàn chân,…
  • Phát ban màu đỏ sẫm hoặc hồng, không ngứa, không đau, có dạng sần hoặc như vảy nến
  • Sốt, đau đầu, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, đau cơ, rụng nhiều tóc.
  • Niêm mạc bị tổn thương: miệng, lưỡi, họng xuất hiện các mảng trắng hoặc sẩn.

Giai đoạn 3: giai đoạn muộn

Thời gian xuất hiện của giai đoạn này rất chậm, có người phải mất đến 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh mới đến giai đoạn này.

Ở giai đoạn này, chủ yếu người bệnh sẽ có các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ bao gồm:

  • Tổn thương tim mạch: Viêm động mạch chủ, hở van động mạch chủ.
  • Tổn thương thần kinh: Mất cảm giác, yếu cơ, rối loạn chức năng bàng quang, đại tiện.
  • Tổn thương mắt: Viêm giác mạc, mù lòa.
  • Gôm giang mai: U cục ở da, xương, nội tạng.

>>> Xem thêm bài viết khác

2. Bác sĩ chuyên khoa trả lời bệnh giang mai có lây không?

Bác sĩ chuyên khoa trả lời bệnh giang mai có lây không?

Vi khuẩn giang mai tồn tại trong cơ thể người bệnh và có thể chuyển từ người này qua người khác, do đó bệnh giang mai có lây không thì câu trả lời là có. Cũng giống như các bệnh xã hội khác, giang mai cũng có khả năng lây lan qua đường tình dục. Đây là con đường trực tiếp và dễ lây lan nhất bởi người khoẻ mạnh có thể tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn đang trú ngụ trong cơ thể người bệnh. Ngoài ra, giang mai cũng có thể lây lan qua các con đường sau:

01- Lây trực tiếp thông qua quan hệ tình dục

Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh giang mai. Vi khuẩn giang mai có thể lây truyền qua các vết loét, săng giang mai hoặc các tổn thương niêm mạc ở bộ phận sinh dục của người bệnh.

Nguy cơ lây nhiễm cao hơn khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, đặc biệt là quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người đang mắc bệnh giang mai.

02- Lây qua con đường máu

Ngoài các bộ phận trên cơ thể, vi khuẩn giang mai cũng có thể ở trong máu và có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ lây nhiễm cao hơn ở những người sử dụng chung kim tiêm hoặc nhận truyền máu từ người có bệnh giang mai.

03- Lây từ mẹ sang con

Vi khuẩn giang mai có thể ở trong nước ối, âm đạo,…nên có thể dễ dàng lây truyền qua thai nhi hoặc trẻ em trong quá trình sinh nở.

Trẻ sơ sinh bị lây giang mai từ mẹ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, suy giảm phát triển trí tuệ, v.v.

04- Lây qua việc tiếp xúc với vết thương hở

Vi khuẩn giang mai có thể lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở hoặc các tổn thương da của người bệnh. Tuy nhiên, con đường lây truyền này ít phổ biến hơn so với các con đường khác.

3. Những điều cần làm khi mắc bệnh giang mai

Những điều cần làm khi mắc bệnh giang mai

Như vậy, câu hỏi bệnh giang mai có lây không đã được trả lời chi tiết qua những thông tin kể trên. Vậy nếu không may mắc bệnh giang mai, người bệnh cần làm gì để bệnh không tiến triển nặng và lây lan sang người khác?

Dưới đây là một số lưu ý người bệnh giang mai cần chú ý và thực hiện khi phát hiện bệnh

  • Khi mắc bệnh, tuyệt đối không được quan hệ tình dục bằng bất kỳ hình thức nào bởi nó có thể lây lan sang bạn tình
  • Đi khám và điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để bệnh không tiếp tục tiến triển gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có giấy phép hoạt động hợp pháp để thăm khám, điều trị là khuyến cáo của các chuyên gia y tế hàng đầu. Nếu chưa tìm được địa chỉ uy tín, bệnh nhân có thể tham khảo Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt Sing – Bắc Ninh. Đây là phòng khám chuyên khoa uy tín đã có giấy phép hoạt động được cấp bởi Sở Y tế, mọi hoạt động thăm khám đều do đích thân đội ngũ y bác sĩ với hơn 30 năm thực hiện. 

Khi thăm khám và điều trị giang mai hoặc các bệnh xã hội khác, bệnh nhân sẽ được ra phác đồ cá nhân hoá 100% để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Vì vậy, hãy yên tâm khi điều trị tại đây.

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi bệnh giang mai có lây không đã được chúng tôi gửi đến bạn đọc đầy đủ qua thông tin ở trên. Nếu vẫn còn các vấn đề cần giải đáp, vui lòng liên hệ 0222.730.2022 để được đội ngũ chuyên gia +30 năm kinh nghiệm trực tiếp giải đáp.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)