Bệnh giang mai giai đoạn đầu có những đặc điểm như thế nào? 

Bệnh giang mai giai đoạn đầu là thời kỳ khám chữa bệnh đơn giản và ít tốn kém hơn so với các giai đoạn sau. Tuy nhiên thường xuyên bị bỏ lỡ khiến bệnh tiến triển nặng và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn đầu là rất quan trọng và cần thiết. Cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây.

1. Bệnh giang mai là gì? Có mấy giai đoạn?

Bệnh giang mai là gì? Có mấy giai đoạn?

Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai giai đoạn đầu là khi cơ thể vừa mới nhiễm vi trùng qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh giang mai từ khi tiếp xúc với sự tiến triển của các tổn thương nguyên phát trung bình là 3 tuần nhưng có thể dao động từ 10 đến 90 ngày phụ thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của mỗi người. 

Bệnh giang mai có thể chia ra 3 hoặc 4 giai đoạn nhưng nhìn chung thường được chia làm 3 với 3 mức độ bệnh: nhẹ – trung bình – nặng. Vi khuẩn giang mai có thể được gọi là xoắn khuẩn giang mai do hình dạng dưới kính hiển vi tựa như chiếc lò xo có chiều dài từ 6 – 14 vòng xoắn. Vi khuẩn Treponema pallidum tương đối yếu sau khi rời khỏi cơ thể người nhưng có sức lây lan mạnh mẽ nên được xếp vào hàng ngũ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nguy hiểm.

>>> Xem thêm bài viết khác

2. Đặc điểm của người bị bệnh giang mai giai đoạn đầu

Đặc điểm của người bị bệnh giang mai giai đoạn đầu

Đặc điểm bệnh giang mai giai đoạn đầu là xuất hiện một vết loét hoặc khối u nhỏ ở vùng gần nơi vi trùng xâm nhập vào cơ thể (thường là vùng sinh dục hoặc miệng). Khối u này thường không đau hoặc đau nhẹ và có thể tự lành sau 3-5 ngày có tên gọi chuyên môn là săng giang mai. Ngoài các vết săng giang mai, người bệnh cũng có thể có các triệu chứng như đau đầu, sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ, rát miệng hoặc khó thở. 

Ở nam giới

Trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai cánh mày râu sẽ nhận thấy các nốt săng giang mai xuất hiện và biến mất tại khu vực sinh dục như bìu, tinh hoàn, dương vật, hậu môn. Nếu có hoạt động tình dục bằng miệng thì người bệnh có thể cảm thấy ngứa rát họng, ho khan hay có đờm, lở loét vùng môi, miệng,…Sưng hạch bạch huyết ở cổ và đùi. 

Ở nữ giới

Ở phái đẹp săng giang mai xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm hộ, rát âm đạo và kèm theo cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt, dịch âm đạo như mủ có mùi hôi. Các khu vực ẩm ướt khác cũng dễ bị nổi mẩn, phát ban và sưng hạch bạch huyết ở bẹn, cổ. Các chi như ngón tay, ngón chân vùng cổ đều có thể xuất hiện các vết săng và phát ban. 

3. Giang mai và những con đường lây nhiễm phổ biến

Giang mai và những con đường lây nhiễm phổ biến

Giang mai là căn bệnh lây truyền mạnh mẽ ở giai đoạn đầu của bệnh. Có 4 con đường lây nhiễm phổ biến đó là: 

  • Lây từ người sang người thông qua hoạt động tình dục khác giới có sự tổn thương niêm mạc và lây nhiễm khuẩn xoắn giang mai từ dương vật – âm đạo, lây lan đến mắt, họng nếu có sinh hoạt bằng miệng. 
  • Lây qua con đường sinh hoạt đồng tính nam. Một số nghiên cứu đang nhận thấy sự gia tăng của số lượng nam giới mắc giang mai và phần đông có liên quan đến tình dục đồng giới và quan hệ thô bạo. 
  • Lây nhiễm qua dịch niêm mạc và đường máu nếu bạn được truyền máu bởi người bệnh giang mai thì bạn cũng sẽ bị giang mai. Ngoài ra các tiếp xúc dùng chung đồ cá nhân như bàn chải, chỉ nha khoa cũng có nguy cơ lây nhiễm nhưng khả năng tương đối thấp.
  • Lây từ mẹ sang con trong giai đoạn đầu: Phụ nữ có mang thai trong giai đoạn đầu có khả năng cao lây nhiễm cho trẻ sơ sinh thông qua dây rốn. 

4. Biến chứng khi không điều trị giang mai giai đoạn đầu

Biến chứng khi không điều trị giang mai giai đoạn đầu

Đầu tiên, bệnh giang mai giai đoạn đầu không được can thiệp chữa trị sẽ tiến triển sang giai đoạn tiếp theo – với các triệu chứng phức tạp và các tổn thương sâu hơn trên cơ thể: 

  • Tổn thương ngoài da: Các nốt săng giang mai, gôm giang mai, gây ra các tổn thương để lại sẹo không lành, các nốt có thể chảy mủ, bốc mùi khiến mọi người xa lánh. 
  • Tổn thương nội tạng: Theo thời gian vi khuẩn xâm nhập vào lục phủ ngũ tạng và gây ra hàng loạt các bệnh lý viêm gan nhiễm khuẩn, xơ vữa động mạch,…. 
  • Tổn thương xương và tủy sống do vi khuẩn tấn công ăn mòn xương gây ra cảm giác khó chịu như kiến cắn. 
  • Tổn thương thần kinh: Suy giảm sức nhanh nhạy của hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực,… 
  • Bị mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch HIV/AIDs.
  • Nhiễm trùng lây vào máu nếu không cấp cứu và phát hiện kịp thời có thể gây tử vong. 

5. Phải làm gì khi mắc giang mai giai đoạn 1?

Phải làm gì khi mắc giang mai giai đoạn 1?

Đi khám và chẩn đoán để có phương án điều trị là điều bạn cần thực hiện ngay khi thấy bản thân đang có các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn đầu

Chẩn đoán giang mai qua các xét nghiệm

Để xác định đúng bạn có mắc bệnh giang mai không, tiền sử mắc giang mai bao lâu rồi, gia đình có ai bị giang mai không, người vợ/chồng/người yêu có mắc bệnh không, mức độ bệnh như thế nào,…. người bệnh cần thực hiện đăng ký khám tại cơ sở y tế uy tín và chất lượng. 

Bạn sẽ được lấy mẫu máu xét nghiệm hoặc dịch tiết từ các khu vực có triệu chứng như vùng sinh dục, niêm mạc họng, lưỡi, miệng hay hậu môn. Các xét nghiệm giang mai phổ biến là xét nghiệm bằng phản ứng sàng lọc RPR; Xét nghiệm bằng soi kính hiển vi trường tối; Xét nghiệm bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR.  

Điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu của bệnh giang mai người bệnh hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc uống hoặc tiêm với kháng sinh, thường là penicillin. Tuỳ vào từng trường hợp và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc hiệu quả, chất lượng. Đã có nhiều tình trạng bệnh nhân đến cấp cứu do sốc thuốc, dị ứng thuốc bởi tự ý mua và sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng sai loại kháng sinh, sử dụng không đúng liều lượng. 

Phòng tránh bệnh giang mai cho bản thân và bạn tình 

Điều then chốt từ việc điều trị và phòng tránh bệnh giang mai đó là điều trị và phòng tránh cùng với người yêu hay vợ hoặc chồng của mình. Bạn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Đồng thời chú trọng đến khâu vệ sinh trước và sau khi quan hệ. Kiểm tra sức khoẻ sinh sản trước khi kết hôn và tầm soát các bệnh xã hội ngay khi có nguy cơ mắc bệnh. 

6. Địa chỉ khám chữa giang mai uy tín tại Bắc Ninh

Địa chỉ khám chữa giang mai uy tín tại Bắc Ninh

Bạn có thể thực hiện xét nghiệm giang mai ở các bệnh viện, phòng khám, hoặc phòng thí nghiệm uy tín và chuyên nghiệp. Tùy theo phương pháp xét nghiệm, thời gian có kết quả, và chi phí có thể khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp với tình trạng của bạn. Nếu chưa có địa chỉ tin tưởng bạn có thể tham khảo Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt Sing – Bắc Ninh. Phòng khám được người dân trong khu vực tin tưởng bởi có đầy đủ các trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ từ các bệnh viện có tiếng từ Thủ đô. 

Tất tần tật thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm của bệnh giang mai giai đoạn đầu đã được cung cấp qua bài viết trên. Nếu có thêm câu hỏi và nhu cầu đặt lịch khám không cần xếp hàng vui lòng gọi đến hotline 0222 730 2022 để được hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí. 

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)