Cùng với lậu và mụn rộp sinh dục, giang mai cũng nằm trong nhóm bệnh xã hội phổ biến dễ lây lan. Vậy bệnh giang mai lây qua đường nào, anh chị em đã biết chưa? Nếu chưa, hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để tìm hiểu về nguồn gốc, các con đường lây bệnh cũng như những biến chứng có thể gặp phải ngay dưới đây nhé! Cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây.
Trước khi tìm hiểu bệnh giang mai lây qua con đường nào chúng ta cần biết giang mai là bệnh xã hội do một loại vi khuẩn tên là Treponema pallidum gây ra. Bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 9 lên đến 90 ngày nhưng trung bình thường là 3 tuần. Bệnh phát triển qua 3 giai đoạn chính với những dấu hiệu đặc trưng như sau:
Giai đoạn 1: thường kéo dài 1 – 5 tuần và được coi là giai đoạn bệnh dễ lây nhất. Biểu hiện ở giai đoạn này thường là xuất hiện các vết loét trên da, đặc biệt là bộ phận sinh dục như dương vật, bao quy đầu (ở nam), âm đạo, cổ tử cung, âm vật (ở nữ).
Trong giai đoạn, các vết loét có dạng nông, tròn hoặc bình hầu dục, hơi nhẵn có màu đỏ và không gây ngứa hay đau.
Giai đoạn 2: thường kéo dài từ 4-6 tuần với biểu hiện là các nốt ban màu hồng, tím nổi ở bẹn. Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân không điều trị sớm thì vi khuẩn giang mai sẽ nhanh chóng lây lan vào máu và gây ra các triệu chứng là phát ban ở lòng bàn tay hoặc bàn chân.
Giai đoạn 3: giai đoạn này, bệnh nhân sẽ không thấy các vết loét nữa mà thay vào đó là các vết sần, vết sẹo trên da. Ngoài ra, lúc này bệnh có thể phát triển ăn sâu vào các tổ chức da thịt cũng như lục phủ ngũ tạng dẫn đến các bệnh khác như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch,…
Là bệnh xã hội phổ biến, do đó bệnh giang mai lây qua con đường nào là mối quan tâm của rất nhiều người. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số con đường lây bệnh phổ biến để mọi người chú ý cảnh giác:
Tương tự như các bệnh xã hội khác, giang mai cũng là bệnh dễ dàng lây lan qua đường tình dục. Bởi săng giang mai có thể xuất hiện ở các khư vực như âm đạo, hậu môn, dương vật hay miệng/ môi. Do đó khi quan hệ tình dục, đặc biệt là không dùng bao cao su, quan hệ bằng miệng sẽ khiến săng giang mai lây từ người này sang người khác một cách dễ dàng.
Xoắn khuẩn giang mai cũng có thể ở trên các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, chăn gối do có thể dính dịch tiết, máu hoặc mủ của người bệnh. Do đó, người khoẻ mạnh khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai qua đường này cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Vô tình tiếp xúc với vết thương hở, dùng chung kim tiêm hoặc truyền máu không an toàn cũng khiến người khoẻ mạnh có nguy cơ mắc bệnh giang mai.
Ngoài các con đường kể trên, giang mai cũng có thể lây truyền theo con đường từ mẹ sang con. Đặc biệt ở phụ nữ giai đoạn mang thai mà mắc bệnh giang mai thì có đến 90% thai nhi bị nhiễm bệnh. Thai nhi có thể mắc bệnh ở khoảng tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ. Ngoài ra, cũng có thể lây qua trẻ khi sinh bởi thai nhi cần đi qua đường âm đạo nên có thể tiếp xúc với săng giang mai.
Tìm hiểu bệnh giang mai lây qua đường nào giúp chúng ta phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh. Bởi giang mai là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm để chữa trị đúng cách thì có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến cả sức khoẻ lẫn công việc hàng ngày như sau:
Các vết sần, lở loét khi mắc giang mai có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, không thoải mái khiến chất lượng cuộc sống đi xuống, mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, bệnh còn gây sụt giảm chất lượng quan hệ vợ chồng dẫn đến tình cảm gia đình rạn nứt.
Bệnh chữa trị muộn có thể khiến khuẩn giăng mai di chuyển để tấn công các khu vực khác gây nhiều tổn thương như gặp phải biến chứng tại hệ thần kinh gây đột quỵ, động kinh, trầm cảm,..Không chỉ vậy, bệnh nhân cũng dễ gặp biến chứng như hở van tim, tắc nghẽn động mạch,…gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thai phụ mắc bệnh có thể lây bệnh sang thai nhi hoặc gây sảy thai, sinh non,…Thai nhi khi sinh ra sẽ mắc bệnh giang mai bẩm sinh và dẫn đến các biến chứng mù loà, suy giảm trí tuệ, teo xương, co giật,…hoặc nguy hiểm hơn là gây tử vong.
Dẫn đến các bệnh xã hội khác như lậu, sùi mào gà hoặc tăng khả năng mắc HIV/ AIDS
Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm với những biến chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, để tránh gặp phải những biến chứng kể trên, người bệnh hãy chủ động đi khám, chữa trị hiệu quả ngay từ ban đầu tại các cơ sở uy tín.
Người bệnh có thể thăm khám định kỳ, sàng lọc các bệnh xã hội tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt Sing. Đây hiện là nơi công tác của đội ngũ chuyên gia đầu ngành với hơn 30 năm kinh nghiệm khám chữa các bệnh xã hội. Vì vậy, hãy yên tâm với tay nghề, trình độ chuyên môn của y bác sĩ tại đây.
Hiện nay, phòng khám còn triển khai rất nhiều ưu đãi khi khám bệnh xã hội tại đây bao gồm: 150k khám sàng lọc bệnh xã hội, giảm ngay 30% chi phí điều trị khi đăng ký khám online. Vì vậy, anh chị em nào đang nghi ngờ mắc bệnh hãy liên hệ ngay đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing để nhận ưu đãi nhé!
Như vậy, thông tin cho câu hỏi bệnh giang mai lây qua đường nào đã được chúng tôi cung cấp chi tiết ở trên. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xoay quanh bệnh giang mai cần giải đáp, hãy liên hệ đến hotline 0222.730.2022 để được tư vấn hoặc đặt lịch khám với giá ưu đãi nhé!
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.