[TỔNG HỢP] Những đặc điểm và dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai là tên gọi một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn gây ra ở cả nam và nữ. Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ được các chị em rất quan tâm bởi bệnh cần nhận biết sớm và điều trị đúng cách mới hạn chế được các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, mù loà, phình động mạch chủ và các vấn đề về thần kinh. Cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây.

1. Bệnh giang mai ở nữ có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh giang mai ở nữ có nguy hiểm đến tính mạng không?

Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ không chỉ gây ra các ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà vi khuẩn giang mai còn tấn công và gây bệnh trên toàn bộ các cơ quan trên cơ thể. Xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum có hình dạng vòng xoắn từ 6 – 14 vòng, loại vi khuẩn này tương đối yếu bởi sau khi ra khỏi cơ thể chỉ sống sót được vài giờ và trong môi trường nước sống được không quá 30 phút. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các chất tẩy rửa thông thường hoàn toàn có thể tiêu diệt loại vi khuẩn này, tuy nhiên do đặc trưng lây lan nhanh chóng qua đường tình dục nên giang mai được coi là căn bệnh khá nguy hiểm. 

Ở giai đoạn đầu

Vi khuẩn tấn công và gây ảnh hưởng đến khu vực da và niêm mạc khu vực nhiễm khuẩn như bộ phận sinh dục, cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, họng và tứ chi. Sau khi phát triển do không điều trị hay điều trị không đúng cách vi khuẩn sẽ tấn công vào nội tạng và huỷ hoại dần chức năng của các cơ quan này và gây ra các căn bệnh nan y.

Bệnh giang mai không trực tiếp gây ra cái chết cho người nữ giới nhưng nó tấn công và gây ra các căn bệnh viêm nhiễm với quy mô trên toàn cơ thể. Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào xương gây ung thư xương, đau nhức mỏi toàn thân; tấn công vào tim gây phì đại và tấn công vào gan gây viêm gan cấp tính; suy giảm thị lực, suy nhược thần kinh sẽ xuất hiện khi vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh. Đó chính là sự nguy hiểm của bệnh giang mai nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách. 

>>> Xem thêm bài viết khác

2. Giang mai và những con đường lây nhiễm

Giang mai và những con đường lây nhiễm

Là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nên dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ chỉ xuất hiện khi nữ giới bị lây nhiễm sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Về có bản có 3 nguồn tiếp xúc có nguy cơ lây nhiễm cao đó là: 

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người đã mắc bệnh: quan hệ tình dục truyền thống, quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ bằng miệng là con đường phổ biến lây truyền vi khuẩn giang mai. 
  • Tiếp xúc với các dịch ở da và niêm mạc, tiếp xúc với vết thương hở qua đường máu như các bệnh xã hội khác. 
  • Lây nhiễm qua quá trình mang thai vi khuẩn xâm nhập qua đường dây rốn gây ra căn bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ. 

3. Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới

Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ có sự khác biệt và thay đổi phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, khu vực cơ thể bị nhiễm khuẩn và mức độ đề kháng của cơ thể đối với loại xoắn khuẩn này. 

Dấu hiệu giang mai ở nữ giới qua từng giai đoạn 

Theo các chuyên gia bệnh da liễu và truyền nhiễm có thể chia các giai đoạn phát triển của xoắn khuẩn giang mai làm 4 giai đoạn chính theo mức độ khó chịu và lây lan: 

  • Giai đoạn sơ cấp – khoảng 1 – 5 tuần đầu tiên sau khi nhiễm khuẩn: Nữ giới bắt đầu nhận thấy các vết loét, nhiễm trùng không ngứa, không đau và không khó chịu xuất hiện trên các vùng da bị nhiễm khuẩn. Các vết loét này có thể tự động biến mất mà không cần điều trị và không để lại sẹo gọi là săng giang mai. Ở nữ giới săng giang mai có thể xuất hiện tại vùng sinh dục, hậu môn, môi,… 
  • Giai đoạn phát triển – 1 tháng sau khi xuất hiện săng giang mai: Xuất hiện thêm các vết đào ban màu trắng hoặc hồng nhạt trên phạm vi toàn bộ cơ thể – minh chứng cho vi khuẩn đã lây lan sang toàn bộ các vùng da đó. Các nốt sẩn có thể mọc lẻ hoặc thành cụm như trứng cá, vảy nến. Các hạch bạch huyết ở khu vực cổ, bẹn bắt đầu xuất hiện riêng lẻ hoặc từng cụm để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Một số dấu hiệu khác

  • Giai đoạn tiến triển 1 – 2 năm: Giai đoạn này xuất hiện đồng thời cả các nốt sẩn, gôm giang mai và các vết trợt trên cơ thể. Người bệnh có thể bị đau nhức xương trên toàn bộ cơ thể, phát ban, thường xuyên bị sốt do các vi khuẩn đang tấn công lên hệ thần kinh và nội tạng. Lúc này bệnh nhân bắt đầu xuất hiện rất nhiều triệu chứng như suy nhược cơ thể, dạ dày, viêm gan,… 
  • Giai đoạn không lây nhiễm: Là thời kỳ cuối cùng và có thể kéo dài từ 5 – 10 – 20 năm tuỳ theo cơ địa và sức đề kháng của mỗi người. Lúc này, khuẩn xoắn giang mai đã lây lan vào hệ thần kinh và lục phủ ngũ tạng nên không gây ra các triệu chứng trên da nhưng đồng thời gây ra các bệnh lý tại nội tạng, tim mạch, thị giác, hệ thần kinh. Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm bởi triệu chứng ở sâu bên trong xương và nội tạng khiến cho người bệnh không biết nguy hiểm đang cận kề để điều trị. 

Triệu chứng giang mai trên các khu vực nhiễm khuẩn 

Vùng sinh dục

Săng giang mai ở giai đoạn đầu có thể mọc ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hoặc vùng da xung quanh. Săng giang mai ở vùng này thường có hình dạng là một vết loét nhỏ, không đau, màu đỏ tươi, có đường viền rõ ràng, và có đáy sạch. Săng giang mai có thể gây ra các triệu chứng như sưng đau, rát buốt, chảy máu, khí hư màu vàng, mùi hôi, v.v.

Hậu môn

Các vết săng, củ, gôm giang mai có thể mọc ở hậu môn nếu có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc do xoắn khuẩn lan từ vùng sinh dục. Các triệu chứng ở hậu môn cũng có hình dạng tương tự như ở vùng sinh dục, nhưng có thể gây ra các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy, chảy máu, tiêu chảy, táo bón, v.v..

Miệng hoặc họng

Săng giang mai có thể mọc ở miệng hoặc họng nếu có quan hệ tình dục bằng miệng với người bị giang mai hoặc do xoắn khuẩn lan từ vùng sinh dục hoặc hậu môn. Săng giang mai ở miệng hoặc họng thường có hình dạng là một vết loét nhỏ, không đau, màu trắng hoặc đỏ, có đường viền rõ ràng, và có đáy sạch. Săng giang mai có thể gây ra các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, sưng họng, viêm amidan, v.v..

Da hoặc niêm mạc khác

Các vết trợt, đào ban cũng có thể mọc ở các vị trí khác như môi, lưỡi, mắt, mũi, tai, ngực, tay, chân, v.v. nếu có tiếp xúc với vết loét của người bị giang mai. Ở các vị trí này những tổn thương với hình dạng khác nhau cũng có hình dạng tương tự như ở vùng sinh dục, nhưng có thể gây ra các triệu chứng khác nhau tùy theo vị trí bị ảnh hưởng.

Biểu hiện bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh 

Sau sinh từ 3 tháng – 2 năm trẻ mắc giang mai bẩm sinh từ người mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn gần như trên toàn bộ cơ thể: 

  • Xuất hiện các vết tổn thương hở trên da.
  • Nổi hạch toàn thân và lá lách có kích thước to hơn trẻ thường.
  • Niêm mạc mũi chảy mủ có thể lẫn máu.
  • Một số trường hợp nặng có thể bị não úng thuỷ, viêm màng não, viêm niêm mạc họng,… 

Đó là những thông tin mà Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt Sing cung cấp về dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới qua các giai đoạn. Nếu chị em có nhu cầu khám chữa bệnh giang mai vui lòng liên hệ 0222 730 2022 đặt lịch khám trước để nhận ưu đãi -30% chi phí điều trị bệnh.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)