Cách chữa bệnh giang mai như thế nào khỏi hẳn bệnh và không để lại biến chứng là điều được rất nhiều người quan tâm. Để biết về cách thức điều trị sao cho hiệu quả và cơ sở y tế thực hiện cho ra kết quả chính xác mời theo dõi thông tin được cung cấp trong bài viết ngày hôm nay. Cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh giang mai như thế nào? – Bệnh giang mai được gây ra bởi vi khuẩn Treponema pallidum, có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Vi khuẩn này có sức đề kháng rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống được không quá vài giờ. Vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn, xà phòng, hoặc nhiệt độ cao.
Vi khuẩn giang mai phát triển qua 3 giai đoạn với mức độ tăng dần và gây va viêm nhiễm với phạm vi trên toàn bộ cơ thể từ nội tạng, xương, máu, da, móng, tóc,… Nếu không được điều trị vi khuẩn có thể sống trong cơ thể bệnh nhân lên đến 20 năm và gây ra các nhiễm trùng ở từng cơ quan, gây suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm chất lượng sống, gây ra căn bệnh HIV/AIDs, tạo ra ám ảnh tâm lý và lây nhiễm cho nhiều người hơn nữa,…. Bệnh giang mai có thể gây ra các biến chứng cho thai nhi như nhẹ cân, sinh non, thai lưu, đục thủy tinh thể, điếc, co giật, thậm chí là tử vong.
>>> Xem thêm bài viết khác
2. Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh giang mai
- Săng giang mai là những vết loét nhỏ xuất hiện xung quanh vùng da tại bộ phận sinh dục, ngón tay, ngón chân, hậu môn, quanh miệng hay bất kỳ vùng da nhiễm khuẩn nào trên cơ thể. Đây được coi là triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai.
- Phát ban kèm theo nóng sốt ở lòng bàn tay, lòng bàn tay sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.
- Sưng hạch bạch huyết chủ yếu tại cổ và đùi. Những hạch này ban đầu xuất hiện đơn lẻ sau đó có thể mọc thành chùm bao gồm 1 hạch to và nhiều hạch nhỏ xung quanh.
- Đau cơ xuất hiện khi bệnh phát triển sang giai đoạn 2 khi vi khuẩn bắt đầu lan sâu vào dưới da và tấn công vào xương, khớp.
- Đau vùng sinh dục và miệng, rát họng khi vi khuẩn tiếp tục gây nhiễm trùng tại các khu vực này.
- Gôm giang mai là những cục nhỏ ở dưới da sau đó làm trũng vùng da mọc gồm rồi vỡ và chảy ra mủ mùi hôi thối. Sau khi gôm giang mai biến mất để lại sẹo sâu.
- Sẩn giang mai xuất hiện cùng gôm và săng giang mai thường có dạng như vảy nến hoặc trứng cá nhô hẳn lên bề mặt da và để lại sẹo màu hồng, có lúc ngứa có lúc không.
3. Những con đường lây nhiễm giang mai và cách phòng tránh
Người bị lây nhiễm bệnh giang mai như thế nào? – Bệnh giang mai – bệnh xã hội – lây từ người này sang người khác qua da hoặc màng nhầy tiếp xúc với các vết loét. Các vết loét thường xuất hiện ở vùng gần nơi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể (thường là vùng sinh dục, hậu môn hoặc miệng).
3 con đường lây nhiễm vi khuẩn giang mai phổ biến
Bệnh giang mai có thể lây qua các hình thức quan hệ tình dục không an toàn như qua âm đạo, hậu môn, hay đường miệng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua các vết xước trên da, nhận – truyền máu, dùng bơm kim tiêm, hoặc từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai.
Cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả
- Đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục với bất kỳ ai bằng cách kiểm tra sức khoẻ trước khi đồng ý quan hệ, sử dụng biện pháp phòng tránh đơn giản như bao cao su, hạn chế quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ bằng miệng,…
- Chú ý vệ sinh vùng kín, vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh trước và sau khi quan hệ bởi vi khuẩn giang mai có thể bị tiêu diệt bởi xà phòng,..
- Điều trị ngay khi nhận thấy sự khác thường của cơ thể, khám sức khỏe sinh sản định kỳ để bảo vệ bản thân.
- Bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết từ các tổn thương của người bệnh giang mai, vì đây là nguồn lây nhiễm chính của bệnh. Bạn cũng nên tránh xa các tệ nạn xã hội, nhất là tiêm chích, chơi ma túy, vì bạn có thể bị lây nhiễm giang mai qua nhận – truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm.
Một số cách phòng tránh khác
- Bạn nên tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là người mắc bệnh giang mai, như khăn, quần áo, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim tiêm, hoặc các dụng cụ làm đẹp. Vi khuẩn giang mai có thể bám lên các vật dụng này và lây nhiễm cho bạn qua các vết xước hoặc vết thương trên cơ thể.
- Bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, bằng cách ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi đủ, tránh stress, hút thuốc, rượu bia, ma túy. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, và chống lại các bệnh tật, kể cả bệnh giang mai
- Nếu bạn là phụ nữ có ý định mang thai, bạn nên khám tổng quát và làm xét nghiệm giang mai trước khi thụ thai, để tránh lây nhiễm cho thai nhi.
4. Xét nghiệm và chẩn đoán giang mai bằng cách nào?
Cách chẩn đoán bệnh giang mai như thế nào? – Bệnh giang mai phải được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu hoặc lấy mẫu từ vết loét để phát hiện vi khuẩn. Thông qua các thiết bị xét nghiệm sẽ cho ra kết quả sau 15 phút đến 1 tiếng tuỳ cơ sở y tế và cán bộ y tế thực hiện xét nghiệm.
Bệnh giang mai có thể được điều trị bằng kháng sinh, thường là penicillin. Penicillin có thể tiêu diệt vi khuẩn giang mai và ngăn ngừa các biến chứng. Penicillin thường được tiêm vào cơ hoặc bắp tùy theo giai đoạn của bệnh. Liều lượng và thời gian sử dụng penicillin phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh khác hoặc khử nhạy với penicillin. Một số loại kháng sinh khác có thể được sử dụng thay thế cho penicillin là doxycycline, azithromycin, hoặc ceftriaxone.
5. Cần kiêng gì để điều trị hiệu quả bệnh giang mai?
Để điều trị bệnh giang mai như thế nào hiệu quả ngoài việc thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín có bác sĩ trình độ.
Người bệnh cũng cần thật sự lưu ý những điều như sau
- Không tự ý sử dụng thuốc hay mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc để uống.
- Sử dụng đúng, đủ liều thuốc mà bác sĩ kê. Không bỏ liều, quên liều và bù liều, không tự ý tăng hay giảm liều thuốc. Gặp vấn đề gì về tác dụng phụ cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
- Theo dõi tình trạng bệnh bằng các xét nghiệm theo mỗi mốc thời gian nếu bệnh giang mai của bạn ở mức từ trung bình tới nặng. Phải sau 6 tháng nếu các xét nghiệm về chỉ số bình thường thì người bệnh mới yên tâm là bệnh giang mai đã được loại bỏ hoàn toàn.
Một số lưu ý khác
- Kiêng hoàn toàn các hành vi quan hệ tình dục cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Điều trị cả với đối tượng thực hiện hành vi tình dục (vợ/chồng/người yêu) để không bị tái nhiễm sau khi khỏi.
- Chú ý đến thực đơn ăn uống: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin các nhóm A, B6, B12. Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay nóng.
- Nghỉ ngơi và hoạt động điều độ, không quá gắng sức và sử dụng các loại trang phục thoáng mát để không làm nghiêm trọng hơn đến các triệu chứng ngoài da của bệnh.
Và đó là những thông tin mà Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt Sing đã cung cấp cho các bạn về chủ đề bệnh giang mai như thế nào trong bài viết ngày hôm nay. Tổng đài 0222 730 2022 luôn luôn mở 24/7 để phục vụ các bạn có nhu cầu tư vấn và đặt lịch thăm khám.
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.