Bệnh giang mai ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng thường gặp

Các nốt lở loét do giang mai gây ra có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm cả miệng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi thấy dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng lại không biết đây là bệnh giang mai. Do vậy, bài viết này sẽ đề cập đến một số vấn đề chính như dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh với trường hợp giang mai ở miệng. Cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh giang mai ở miệng

Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng chỉ tình trạng bệnh lý do vi khuẩn Trepenema pallidum xâm nhập vào các vết cắt hoặc chỗ hở trên niêm mạc môi hoặc miệng gây tổn thương các khu vực quanh miệng bao gồm lưỡi, môi và họng. 

Bệnh thường xảy ra thông qua con đường hoạt động tình dục bằng miệng với người đang mắc bệnh giang mai. Người khoẻ mạnh khi tiếp xúc với dịch tiết từ người bệnh có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh giang mai trung bình khoảng 3 tuần, sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng cơ bản sau:

Triệu chứng giang mai ở giai đoạn lâm sàng

Đây là giai đoạn đầu của bệnh với những triệu chứng có thể nhận biết qua môi, lưỡi, họng hoặc khoang họng với các vết loét bán kính khoảng 1-2 cm. Vết loét có hình bầu dục hoặc dạng hình tròn, khi quan sát bằng mắt thường thấy vết loét màu hồng nhạt nhưng người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn.

Triệu chứng giang mai ở miệng giai đoạn thứ phát

Giai đoạn này, bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng hơn, cụ thể như sau:

  • Sau giai đoạn lâm sàng, các vết loét có dấu hiệu lan rộng với số lượng nhiều hơn
  • Sưng đau ở cổ họng, dưới thành họng hoặc Amidan
  • Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ thấy đau khi nuốt nước bọt, khi ăn uống hoặc thậm chí cra khi nói chuyện
  • Các vết loét có thể có mủ trắng hoặc đục màu khiến người bệnh bị hôi miệng
  • Nổi các vết phát ban ở bàn tay, bàn chân hoặc gần bẹn và sưng hạch bạch huyết
  • Bệnh nhân còn có các triệu chứng như sốt, đau khớp, đau cơ, viêm họng, sút cân trầm trọng,…

Đây là những dấu hiệu phổ biến nhất với bệnh nhân bị giang mai ở miệng. Một số trường hợp có thể không thấy triệu chứng và cần phải làm xét nghiệm huyết thanh để phát hiện ra bệnh. 

>>> Xem thêm bài viết khác

2. Giang mai ở miệng có ảnh hưởng gì không?

Giang mai ở miệng có ảnh hưởng gì không?

Giang mai nói chung hay bệnh giang mai ở miệng nói riêng nếu không được điều trị sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số biến chứng phổ biến thường gặp do giang mai ở miệng gây ra bao gồm:

  • Gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm việc ăn uống bởi các vết loét ở miệng khiến việc nhai, nuốt thức ăn trở lên khó khăn hơn. Từ đó người bệnh sẽ không cảm thấy ngon miệng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, uể oải và sút cân nặng.
  • Hệ luỵ đến răng miệng như gây sưng đau, viêm lợi, vàng răng, sâu răng hoặc miệng có mùi hôi khó chịu gây cảm giác tự ti, mặc cảm khi giao tiếp.
  • Nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ gây ra các biến chứng phá huỷ các cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh, hệ xương khớp, mắt,..gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cũng như tính mạng của người bệnh.

3. Định hướng điều trị bệnh giang mai ở miệng sao cho hiệu quả

Định hướng điều trị bệnh giang mai ở miệng sao cho hiệu quả

Để điều trị bệnh giang mai ở miệng, bệnh nhân cần được chẩn đoán tình trạng bệnh lý và tình hình sức khoẻ để bác sĩ dựa vào kết quả rồi đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn còn tâm lý e ngại thăm khám các bệnh xã hội nên thường tự ý mua thuốc về điều trị không theo chỉ dẫn y khoa khiến các vết loét ở miệng lan rộng ra các khu vực khác. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cũng như tâm lý người bệnh.

Do đó, các chuyên gia y tế đều khuyến cáo bệnh nhân nghi ngờ mắc giang mai ở miệng cần chủ động thăm khám y khoa để được điều trị đúng cách ngay từ ban đầu.

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh giang mai ở miệng mà bệnh nhân có thể tham khảo ngay sau đây:

Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc Tây

Trường hợp bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc tây là bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu, vi khuẩn gây bệnh chưa lan rộng nên có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Thuốc kháng sinh đặc trị bệnh giang mai có thể dùng ở 2 dạng là dạng uống hoặc dạng tiêm tĩnh mạch.

Một vài loại thuốc phổ biến được dùng trong điều trị bệnh giang mai có thể tham khảo là Benzathine penicillin, Doxycline hoặc Ceftriaxone,…

Để tránh xảy ra các biến chứng, tác dụng phụ hoặc sốc thuốc, người bệnh chỉ nên sử dụng đúng liều lượng theo chỉ dẫn. Tuyệt đối không được tăng giảm liều lượng hoặc bỏ thuốc khi bệnh chưa khỏi hoàn toàn.

Điều trị bệnh giang mai bằng phương pháp vật lý trị liệu

Một phương pháp phổ biến khác thường được dùng để điều trị bệnh giang mai ở miệng có thể kể đến là sử dụng kết hợp thuốc với vật lý trị liệu. Phương pháp này sẽ được áp dụng với những trường hợp bệnh đã có biến chứng liên quan đến hệ thần kinh hoặc tim mạch để làm giảm các biến chứng đã xảy ra.

Thực tế là 2 phương pháp kể trên cũng chỉ mang tính tham khảo và không phải trường hợp nào cũng phù hợp để điều trị. Do vậy, để có phác đồ điều trị riêng phù hợp, anh chị em hãy nhanh chóng đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt Sing để được làm các xét nghiệm cụ thể và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Hãy yên tâm bởi tại đây, mọi quy trình từ thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cho đến điều trị đều do đội ngũ chuyên gia với hơn 30 năm kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo tính an toàn. 

Như vậy, một số thông tin liên quan đến bệnh giang mai ở miệng đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ ở trên. Để được tư vấn, giải đáp các thông tin liên quan, hãy liên hệ đến hotline 0222.730.2022 của chúng tôi để đặt lịch hẹn, giải đáp thông tin nhanh chóng nhé!

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

Xem thêm bài viết khác

5/5 - (100 votes)