[TỔNG HỢP] Bệnh giang mai và những điều cần biết: Nguyên nhân, cách chữa

Bệnh giang mai không phải là cái tên xa lạ mà còn tương đối quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Bệnh không chỉ ảnh hưởng về tâm sinh lý mà còn có những tác hại ẩn sâu vào trong sức khoẻ, cơ thể người bệnh và hơn nữa bệnh còn lây lan mạnh mẽ cho toàn xã hội. Cùng các bác sĩ tại Phòng Khám Bắc Ninh tìm hiểu về bài viết sau đây.

1. Giang mai là bệnh gì?

Giang mai là bệnh gì?

Bệnh giang mai là tên gọi khi cơ thể bị nhiễm khuẩn bởi một loại xoắn khuẩn có hình dạng dưới kính hiển vi như lò xo, vòng xoắn từ 6 – 14 vòng có tên gọi là Treponema pallidum. 

Xoắn khuẩn giang mai được hai nhà khoa học Schaudinn và Hoffmann phát hiện ra vào năm 1905 và chúng có đặc điểm sinh học là sau khi tấn công vào cơ thể người sẽ gây ra các triệu chứng chậm rãi nhưng dai dẳng về điều trị. Ban đầu chúng tấn công qua đường lây là tình dục không an toàn là chủ yếu sau đó gây bệnh trên bề mặt da, trong xương và hệ thần kinh, máu và lục phủ ngũ tạng nên nói về độ nguy hiểm chỉ xếp sau bệnh lậu. 

>>> Xem thêm bài viết khác

2. Những con đường lây truyền giang mai

Những con đường lây truyền giang mai

Bệnh giang mai lây nhiễm từ người sang người chủ yếu qua các hoạt động tình dục không an toàn. Giang mai có thể lây nhiễm khi bạn quan hệ qua đường âm đạo, quan hệ đường hậu môn, quan hệ bằng miệng với người đang mắc bệnh. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh thì khả năng bị lây nhiễm cũng tương đối cao. 

Giang mai là bệnh xã hội có thể lây nhiễm từ mẹ sang con qua đường máu truyền vào dây rốn, trẻ bị lây giang mai từ mẹ sẽ bị giang mai bẩm sinh và có triệu chứng bắt đầu sau 2 tháng – 7 tuổi sau khi sinh. 

3. Nhận biết triệu chứng bệnh giang mai qua các thời kỳ

Nhận biết triệu chứng bệnh giang mai qua các thời kỳ

Tuỳ vào thời gian lây nhiễm và thời gian vi khuẩn tấn công cơ thể mà khuẩn xoắn giang mai sẽ có các biểu hiện hoàn toàn khác nhau trong các thời kỳ. Vi khuẩn giang mai có thể kéo dài đến 30 năm với các triệu chứng khi rầm rộ khi lại tĩnh lặng nên có khả năng lây nhiễm rộng khủng khiếp.

Thời kỳ đầu tiên 

Đây là giai đoạn xoắn khuẩn giang mai bắt đầu xâm nhập vào cơ thể người khoẻ mạnh và gây hại từ các khu vực như hậu môn, cơ quan sinh dụng, miệng và họng,… 

  • Những tổn thương, vết loét xuất hiện sau 3 – 4 tuần bị lây bệnh
  • Đặc trưng của thời kỳ đầu tiên là săng giang mai với đặc điểm: Là vết trợt không sâu, hình thù đa dạng có thể tròn hay bầu dục, màu như thịt đỏ tươi hoặc hồng và tương đối cứng, khi chạm vào không đau không ngứa.
  • Vị trí xuất hiện của săng tuỳ vào khu vực bị lây nhiễm bệnh, phổ biến là ở niêm mạc sinh dục (dương vật hay âm đạo) 
  • Nổi hạch ở cổ và khu vực bẹn đùi.

Giai đoạn này bệnh lây nhiễm sôi nổi nếu bạn có tham gia quan hệ tình dục/quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn. 

Thời kỳ thứ hai

Sau khoảng 6 – 8 tuần xuất hiện săng giang mai bệnh sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn tiếp theo. 

  • Đào ban: Xuất hiện các ban đỏ đối xứng trên khắp cơ thể như cánh hoa đào.
  • Sẩn giang mai xuất hiện dưới nhiều dạng như sẩn trứng cá, sẩn có vẩy, sẩn phì đại tại khu vực sinh dục ẩm ướt,…
  • Viêm hạch lan tỏa với rất nhiều hạch con và 1 hạch cái tại khu vực bẹn, cổ.
  • Bắt đầu bị rụng tóc và cảm nhận được móng và da khô và dễ gãy rụng hơn.

Thời kỳ này khuẩn giang mai vẫn có thể lây nhiễm mạnh mẽ nếu không có các biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục. 

Thời kỳ thứ ba 

Khi này vi khuẩn giang mai bắt đầu tấn công sâu hơn, không còn tồn tại và gây bệnh ngoài da nên không thể lây nhiễm cho người khác.

  • Xuất hiện gôm giang mai, củ giang mai tồn tại như cục cứng dưới da, trong xương và trong cơ – khi này xoắn khuẩn tấn công vào xương và cơ.
  • Nếu khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh sẽ gây ra các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, đãng trí, suy nhược thần kinh, mệt mỏi, luôn xanh xao,…. 
  • Khuẩn giang mai tấn công và gây suy giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn. 
  • Giang mai tấn công vào lục phủ ngũ tạng gây ra viêm nhiễm và các bệnh về gan, mật, phổi,… 
  • Bệnh còn có thể tấn công vào tim gây suy tim, phì đại động mạch tim hay u xơ tim mạch. 

Lưu ý: Giữa các thời kỳ bệnh không có triệu chứng được gọi là giang mai kín – với trường hợp này bệnh chỉ có thể được phát hiện khi xét nghiệm huyết thanh.

4. Sự nguy hiểm của biến chứng giang mai

Sự nguy hiểm của biến chứng giang mai

Không phải ngẫu nhiên mà bệnh giang mai được xếp là căn bệnh xã hội nguy hiểm thứ 2 sau lậu. Không chỉ gây ra các tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt da với phạm vi toàn bộ cơ thể mà giang mai còn ăn sâu vào trong nội tạng, vào hệ thần kinh, tim mạch, thị lực và gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Nếu không được phát hiện và điều trị, người bệnh cứ sống mãi với xoắn khuẩn giang mai kèm theo rất nhiều căn bệnh nhỏ, lẻ và những áp lực về tinh thần do căn bệnh mang lại. 

Nhiều cách chữa chưa phù hợp hay chưa khoa học cũng không thể khiến bệnh không thể khỏi và phát triển dai dẳng kéo dài. Việc cần làm ngay khi nhận thấy các dấu hiệu hay quan hệ với nguồn bệnh là khám và xét nghiệm tại cơ sở uy tín để có phác đồ điều trị hiệu quả. 

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?

Chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?

Ở triệu chứng lâm sàng bệnh sẽ được phát hiện bởi các dấu hiệu ngoài da như săng giang mai, các vết đào ban, gôm giang mai trong cơ và xương. Tuy nhiên để chắc chắn thì các xét nghiệm huyết thanh – xét nghiệm máu và xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai qua các dịch ở niêm mạc khu vực bị bệnh mới chính xác. 

Nhiều người bệnh đã tin tưởng chẩn đoán và điều trị bệnh tại Đa khoa Quốc tế Việt Sing – Bắc Ninh bởi tại đây có các máy móc thiết bị hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ các cường quốc về y tế. Các bác sĩ điều trị đều có thâm niên và chuyên khoa Truyền nhiễm – Da liễu nên người bệnh hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại cơ sở. Ngoài ra, với dịch vụ tư vấn 24/7 và các dịch vụ đi kèm tận tâm và nhiệt tình đều được các khách hàng đưa ra các đánh giá tốt và rất tốt. 

6. Các cách phòng tránh giang mai dễ dàng và hiệu quả

Các cách phòng tránh giang mai dễ dàng và hiệu quả

Bệnh giang mai là một trong số các bệnh xã hội và lây nhiễm chủ yếu qua con đường tình dục nên việc phòng chống và phòng tránh cần chú trọng vào khâu vệ sinh và bảo vệ khi “làm chuyện ấy”.

  • Sử dụng biện pháp bảo vệ, bảo cao su khi quan hệ tình dục.
  • Khám sức khỏe sinh sản định kỳ để tầm soát các căn bệnh có thể mắc phải. Ngay khi có triệu chứng bất thường cần đi khám ngay tránh để lâu bệnh biến chứng tốn kém và hại sức khoẻ. 
  • Quan hệ lành mạnh và an toàn: Chung thuỷ 1 người tình và không thực hiện quan hệ thô bạo, quan hệ theo nhóm,… 
  • Chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục bằng dung dịch vệ sinh, tập thói quen đi tiểu trước và sau khi quan hệ để loại bỏ và tránh bị lây nhiễm vi khuẩn. 
  • Đối với trường hợp bệnh nhân giang mai có bầu cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn phương án xử lý thích hợp. 

Vậy là những thông tin xoay quanh bệnh giang mai đã được cung cấp trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu khám và xét nghiệm hay nhận thấy bản thân đang có một số biểu hiện bệnh mời bạn gọi đến số 0222 730 2022 để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng 24/7 không nghỉ lễ, không nghỉ thứ 7, chủ nhật.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)