Tìm hiểu bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, đường lây và cách chữa

Bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh luôn là những câu hỏi xoay quanh về căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm này. Là căn bệnh tiến triển khó lường và dai dẳng nên nếu không được chăm sóc kịp thời và điều trị đúng phác đồ thì có khả năng bệnh nhân phải sống với các triệu chứng cả đời. Cùng các bác sĩ tại Phòng Khám Bắc Ninh tìm hiểu về bài viết sau đây.

1. Bệnh giang mai là gì? Lây truyền qua đường nào?

Bệnh giang mai là gì? Lây truyền qua đường nào?

Trả lời cho câu hỏi: “Bệnh giang mai là gì?” – các bác sĩ tại Đa khoa Việt Sing cho biết: 

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, thường lây truyền qua đường tình dục do quan hệ không sử dụng biện pháp bảo vệ (như âm đạo, hậu môn, dương vật và miệng). Bệnh có thể lây nhiễm từ nam sang nữ, từ nữ sang nam và trong quan hệ đồng giới. Nếu sử dụng chung đồ cá nhân mà người có chứa vi khuẩn bị có vết thương hở thì có thể bị lây bởi xoắn khuẩn giang mai có xâm nhập qua da và niêm mạc vết thương hở. Ngoài ra, xoắn khuẩn giang mai có thể lây truyền vào máu thai nhi qua đường dây rốn từ người mẹ bị bệnh sang con trong quá trình mang thai. 

Nữ giới là nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai hơn so với nam giới do cấu tạo sinh lý bộ phận sinh dục mở. Thanh thiếu niên và nam nữ trong độ tuổi kết hôn cũng là nhóm có tỷ lệ mắc giang mai cao do hoạt động sôi nổi về mặt sinh lý đồng thời chưa trang bị nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản. 

>>> Xem thêm bài viết khác

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Các triệu chứng của bệnh giang mai là gì trải qua 3 thời kỳ như sau. 

Thời kỳ ủ bệnh 1

Kéo dài khoảng 3 tuần tính từ khi người bệnh bị vi khuẩn xâm nhập từ nguồn lây khi quan hệ. Các triệu chứng là xuất hiện vết lở loét không đau hay còn gọi là săng giang mai ở nơi vi khuẩn vào cơ thể, thường là ở bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn. Vết lở loét có thể tự lành sau 1-5 tuần và bắt đầu nổi hạch tại các vùng cơ thể bị nhiễm khuẩn. Giai đoạn này nếu người bệnh quan hệ bắt đầu có thể lây bệnh cho bạn tình.

Thời kỳ sau khi có săng giang mai 2

Sau 45 ngày – 1 năm đầu tiên bị giang mai. Khuẩn giang mai có thể gây nhiễm trùng huyết khi tấn công vào máu và người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau khớp, mất cảm giác ngon miệng, phát ban, đau họng, sưng tuyến hạch, mệt mỏi. Sẩn giang mai cũng bắt đầu xuất hiện và đánh dấu giai đoạn 2 của bệnh, giai đoạn này có thể kéo dài âm thầm nhiều năm. Đây là giai đoạn lý tưởng để vi khuẩn lây lan cho người khác khi quan hệ tình dục và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như nấm, vảy nến. 

Thời kỳ giang mai thứ 3

Sau 5, 10 hay 15 năm sau khi xuất hiện săng giang mai, sẩn giang mai và có các dấu hiệu như gôm ở da, gôm ở xương và nội tạng, tim mạch và thần kinh. Nếu bệnh đã phát triển đến giai đoạn này thì sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa vì xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào lục phủ ngũ tạng, không còn tồn tại ở da hay niêm mạc nữa. 

Chú ý: Không phải người bệnh nào cũng xuất hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng. Với những người bị giang mai kín, bệnh gần như ẩn mình và được phát hiện khi xét nghiệm huyết thanh. 

3. Biến chứng của giang mai là gì?

Biến chứng của giang mai là gì?

Sau khi tìm hiểu cơ bản bệnh giang mai là gì thì những biến chứng của bệnh nếu không được điều trị cũng là điều được đa số người bệnh quan tâm. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh, như tổn thương tim mạch và não, vô sinh, viêm nhiễm vùng chậu, dính buồng tử cung, rối loạn ăn uống, suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ.

Biến chứng của bệnh giang mai phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Bệnh giang mai có 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có các triệu chứng và biến chứng khác nhau

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện vết lở loét không đau, săng giang mai nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ lan rộng trong cơ thể và gây ra các biến chứng như viêm gan, viêm khớp, viêm màng não.
  • Giai đoạn 2: Xuất hiện các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau khớp, mất cảm giác ngon miệng, phát ban, đau họng, sưng tuyến hạch, mệt mỏi.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện các triệu chứng như tổn thương tim mạch và não, có vấn đề trí nhớ, tê liệt và vấn đề thăng bằng. Giai đoạn này bắt đầu khoảng 10 – 40 năm sau khi bắt đầu nhiễm bệnh. Nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, viêm màng não, mất thính lực, mù lòa, sa sút trí tuệ, mất cảm giác đau và nhiệt độ, rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, bàng quang không kiểm soát.

Ngoài ra, bệnh giang mai gây ra tổn thương tại tất cả các cơ quan nội tạng và có thể gây ra viêm gan, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân hay tấn công lên hệ thần kinh gây rối loạn tâm thần. 

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai 

Tuy có các triệu chứng tương đối đặc trưng và khó nhầm lẫn với các bệnh khác tuy nhiên người bệnh muốn điều trị vẫn cần thực hiện xét nghiệm chính xác bệnh giang mai. Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu để biết tình trạng nhiễm khuẩn như mới nhiễm khuẩn hay đã từng nhiễm khuẩn trong một thời gian dài. Ngoài ra có thể xét nghiệm dịch tại các khu vực bị bệnh để xác định xem ngoài giang mai bệnh nhân còn mắc thêm bệnh nào không, ví dụ như HIV/AIDs.

Với điều trị, bệnh giang mai gây ra rất nhiều vấn đề sức khoẻ nên cần được điều trị từ sớm và trong thời gian lâu dài. Nếu chữa bệnh từ giai đoạn đầu tiên bệnh hoàn toàn có thể được chữa hết bệnh chỉ với các loại thuốc uống do vi khuẩn chưa xâm nhập và gây ra các viêm nhiễm sâu. Với trường hợp bệnh giai đoạn 2, 3 thì vẫn có thể chữa được tuy nhiên sẽ hơi khó khăn bởi còn cần xét đến trường hợp vi khuẩn kháng thuốc. 

Đa khoa Quốc Tế Việt Sing là địa chỉ tin tưởng của người dân trên địa bàn về chữa trị các bệnh xã hội như giang mai, lậu, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà. Với các bác sĩ dày kinh nghiệm trình độ cao được mời về từ Hà Nội bệnh nhân sẽ không phải di chuyển xa mà vẫn điều trị được khỏi bệnh. 

5. Phòng tránh bệnh giang mai và các bệnh xã hội

Phòng tránh bệnh giang mai và các bệnh xã hội

Để bảo vệ bản thân trước căn bệnh giang mai là gì mỗi người cần lưu ý rất kỹ sinh hoạt tình dục của bản thân cũng như việc vệ sinh vùng kín. Quan hệ an toàn và lành mạnh bằng cách: Tuân thủ nguyên tắc 1 bạn tình/1 khoảng thời gian, sống chung thuỷ 1 vợ – 1 chồng và kiểm tra sức khoẻ trước khi quyết định quan hệ; Luôn sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân trước các căn bệnh lây nhiễm; Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ; Không quan hệ thô bạo gây tổn thương và chảy máu vùng kín; Điều trị các bệnh viêm nhiễm ngay khi nhận thấy các triệu chứng, không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ,…

Vậy là những thông tin về bệnh giang mai là gì đã được  Đa khoa Quốc tế Việt Sing cung cấp đầy đủ trong bài viết ngày hôm nay. Nếu nhận thấy bản thân đang có một số dấu hiệu của bệnh hay có nguy cơ mắc bệnh hãy gọi đến 0222 730 2022 để được tổ tư vấn trực tuyến hỗ trợ đặt lịch khám miễn phí.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)