Biểu hiện bệnh giang mai qua từng giai đoạn nhận biết như thế nào? 

Biểu hiện bệnh giang mai theo từng giai đoạn bệnh là mối quan tâm của rất nhiều người. Giang mai có triệu chứng dễ nhận biết, mức độ nguy hiểm và biến chứng cao nên nếu không biết cách phát hiện và tham gia điều trị sớm thì khả năng vi khuẩn xâm nhập vào lục phủ ngũ tạng và gây ra tử vong cao hơn rất nhiều. Cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây.

1. Bệnh giang mai là bệnh gì?

Bệnh giang mai là bệnh gì?

Biểu hiện bệnh giang mai là những triệu chứng bộc lộ ra ngoài cơ thể – còn gọi là triệu chứng lâm sàng sau khi một người bị lây nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum. Giang mai là một trong số các bệnh lây qua đường tình dục và xếp số 2 về mức độ nguy hiểm (chỉ sau bệnh lậu). 

Xoắn khuẩn giang mai phát triển tại các khu vực có thể quan hệ tình dục và lây nhiễm chủ yếu qua dịch tiết sinh dục và niêm mạc các khu vực đó, những trường hợp bị lây nhiễm bệnh là: 

  • Quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, hậu môn, miệng; quan hệ tình dục đồng giới; quan hệ tình dục thô bạo; quan hệ tình dục theo nhóm người,…
  • Tiếp xúc và bị lây nhiễm qua dịch có chữa vi khuẩn hoặc niêm mạc tại cơ quan vi khuẩn đang khu trú như sử dụng chung khăn mặt, hôn môi khi cả 2 đều có vết thương hở và nguồn lây bệnh có vi khuẩn tại khu vực miệng hay họng,… 
  • Lây truyền qua dây rốn: phụ nữ mang thai có vi khuẩn giang mai đi vào đường máu qua dây rốn và gây ra bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. 
  • Lây truyền qua đường máu: Nếu một người nhận máu của người bệnh giang mai cũng có thể bị lây nhiễm gián tiếp bệnh giang mai. 

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh giang mai qua con đường tình dục không an toàn nhưng chủ yếu là nhóm đối tượng hoạt động tình dục sôi nổi thanh niên từ 16 – 30 tuổi.

>>> Xem thêm bài viết khác

2. Biểu hiện bệnh giang mai qua các giai đoạn

Biểu hiện bệnh giang mai qua các giai đoạn

Những biểu hiện bệnh giang mai bệnh xã hội ) sẽ thay đổi, phát triển về mức độ và tính chất qua 3 giai đoạn là nguyên phát, thứ phát và bậc 3.

Giai đoạn nguyên phát 

Ở giai đoạn đầu tiên của bệnh giang mai, tại các khu vực bị lây nhiễm như bộ phận sinh dục (dương vật hay âm hộ/âm đạo); hậu môn hay họng, miệng sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: 

  • Săng giang mai xuất hiện ở hậu môn, cơ quan sinh dục, các ngón tay, miệng và môi. Săng giang mai là những vết loét không đau, không ngứa có thể tự lành sau 1 – 5 tuần và không để lại sẹo. Sau khi săng giang mai lành bệnh sẽ chuyển biến sang giai đoạn tiếp theo. 
  • Lây nhiễm với tốc độ cao nếu người bệnh quan hệ với người khác trong giai đoạn này, khi các vết săng giang mai chảy nước và lở loét. 

Giai đoạn thứ phát 

Đây là giai đoạn thứ hai và sau khi bệnh ở giai đoạn nguyên phát không được điều trị khỏi bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn này. Các triệu chứng của giai đoạn này nghiêm trọng và gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sức khoẻ của người bệnh hơn: 

  • Sốt phát ban trên các vùng da bị nhiễm khuẩn, sưng hạch bạch huyết ở các vùng bị nhiễm khuẩn như bẹn, háng, cổ. 
  • Xuất hiện các vết dát giang mai mỏng, sẩn giang mai màu đỏ hồng, sẩn phì đại – những tổn thương này sau khi lành sẽ để lại sẹo và làm tổn thương vĩnh viễn vùng da đó, viêm hạch lan tỏa. 
  • Bệnh nhân có thể bị rụng tóc lưa thưa, da khô và mọc mụn, móng tay dễ rụng hơn. 
  • Đau cơ, nhức mỏi toàn cơ thể. Đau âm đạo hoặc hậu môn, viêm họng, viêm amidan. 

Các triệu chứng ở giai đoạn này có thể xuất hiện và biến mất và cứ thế lặp lại từ 2 – 3 năm cho đến khi vi khuẩn phát triển sang giai đoạn 3. 

Giai đoạn bậc 3 

Bệnh phát triển đến giai đoạn này là khi vi khuẩn không còn tồn tại ở trên da mà bắt đầu xâm nhập đi vào xương, máu và lục phủ ngũ tạng như gan, thận,…Khi này, bệnh nhân không thể lây truyền cho người khác qua đường quan hệ tình dục nữa. 

  • Giang mai thần kinh: suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ và giảm sự nhanh nhạy của các cử động cơ thể. 
  • Giang mai thị giác: vi khuẩn xâm nhập và tấn công khu vực mắt và khiến cho người bệnh bị mờ mắt, dần mất thị lực, đỏ mắt, viêm giác mạc và gây ra các bệnh về mắt,..
  • Các triệu chứng trên bề mặt da sẽ biến mất hoàn toàn khiến người bệnh tưởng rằng bệnh đã khỏi nhưng thực chất bệnh đi sâu vào trong cơ thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm đe doạ tính mạng. 

Vi khuẩn giang mai có thể tấn công vào bất kỳ cơ quan nào và gây bệnh ví dụ như tấn công vào tim gây phì đại động mạch tim, tấn công vào não gây ra viêm màng não, tấn công vào xương có thể gây ra ung thư xương,… 

Triệu chứng giang mai bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh mắc giang mai từ người mẹ có triệu chứng trong 3 tháng đầu tiên sau khi chào đời. Các dấu hiệu của bệnh ở trẻ nhỏ là:

  • Xuất hiện các nốt phát ban trên da, các nốt mụn như bỏng trên da.
  • Lòng bàn tay và lòng bàn chân xuất hiện các nốt sẩn đỏ có thể loét.
  • Vùng mũi, miệng và xung quanh bộ phận sinh dục cũng bắt đầu xuất hiện các vết sưng không loét. 
  • Trẻ chậm tăng cân, quấy khóc nhiều, gan và lá lách to kèm theo rất nhiều tổn thương lở loét hoặc không lở loét trên toàn cơ thể. 

Một số trường hợp giang mai bẩm sinh sau 2 tuổi mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và gây ra các bất thường ở hệ xương khớp. 

3. Biến chứng nếu không điều trị của bệnh giang mai

Biến chứng nếu không điều trị của bệnh giang mai

Sau khi xuất hiện biểu hiện bệnh giang mai người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để có thể khỏi bệnh và không bị biến chứng nguy hiểm. Nếu còn vì nhiều lý do trì hoãn khám và điều trị thì người bệnh có thể gặp phải:

  • Xoắn khuẩn giang mai ăn mòn toàn bộ các cơ quan và hệ xương khớp, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh,… và gây ra hàng loạt các bệnh lý nhiễm khuẩn. 
  • Bệnh gây ra các triệu chứng và sau đó để lại các vết sẹo sâu, xấu và không thể khắc phục dù có can thiệp thẩm mỹ. 
  • Xoắn khuẩn lây nhiễm vào máu gây ra tử vong do nhiễm trùng huyết, vào tim gây phình động mạch hay hở van tim,..
  • Giang mai gây ra tử vong, biến dạng thai nhi hay gây ra các trường hợp bệnh nhân bị giang mai bẩm sinh. 
  • Vi khuẩn đi vào hệ thần kinh, thị giác gây mù lòa vĩnh viễn và các rối loạn tâm thần,…

Vậy nên, ngay từ khi xuất hiện các vết săng giang mai cũng như có quan hệ với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như gái bán hoa, tiếp viên quán bar, phục vụ quán karaoke thì mọi người nên thực hiện xét nghiệm giang mai để có phương án điều trị hiệu quả. 

4. Phòng và tránh mắc bệnh giang mai có khó không?

Phòng và tránh mắc bệnh giang mai có khó không?

Bệnh giang mai hoàn toàn có thể chữa được và người bệnh cần tin tưởng tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, phòng tránh bệnh giang mai không hề khó nhưng cần lưu ý rất nhiều về vấn đề quan hệ tình dục: 

  • Lành mạnh: Quan hệ với 1 bạn tình, quan hệ chung thuỷ 1 vợ – 1 chồng. 
  • An toàn: Luôn sử dụng bao cao su, thực hiện tình dục bình thường, không quan hệ thô bạo gây ra các tổn thương dễ viêm nhiễm. 
  • Nếu nữ giới đang mang thai mắc bệnh cần có biện pháp để phòng tránh cho thai nhi không bị lây nhiễm. 
  • Khám sức khỏe sinh sản mỗi 3 tháng 1 lần và điều trị ngay khi phát hiện bệnh hay triệu chứng bất thường. 

Đó là những biểu hiện bệnh giang mai qua từng giai đoạn bệnh lý cũng như cách phòng ngừa mắc bệnh. Nếu có nhu cầu thăm khám và tư vấn các câu hỏi liên quan về bệnh giang mai bạn có thể gọi đến Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt Sing hotline 0222 730 2022 để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả tối đa.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)