Giang mai là một căn bệnh nguy hiểm bởi người bệnh thường không biết mình mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác thông qua các hoạt động tình dục. Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ qua các giai đoạn sẽ cung cấp thêm cho các chị em thêm thông tin để nhận biết và thấu hiểu sự nguy hiểm của căn bệnh để điều trị càng sớm càng tốt. Cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây.
Các hình ảnh bệnh giang mai ở nữ sẽ được bật mí sau khi chúng ta cùng nhau tìm hiểu các thông tin xoay quanh căn bệnh xã hội nguy hiểm này.
Giang mai là căn bệnh bị phát do sự lây nhiễm một loại vi khuẩn có hình dạng xoắn vòng tên là Treponema pallidum gây ra. Một vòng của loại khuẩn này có khoảng 6 – 14 vòng và vi khuẩn này tương đối yếu – tồn tại được khoảng vài tiếng sau khi rời khỏi cơ thể người.
Là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng nếu bạn sử dụng chung đồ cá nhân, tiếp xúc với các dịch tiết, máu của nguồn bệnh thì hoàn toàn có thể bị lây nhiễm. Giang mai lây truyền qua hầu hết các hoạt động tình dục như quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ dương vật – âm đạo, quan hệ bằng miệng,.. Tuy nhiên nếu chỉ bằng các hành động thân mật như hôn môi, nắm tay, ôm nhau thì không thể lây nhiễm.
Ngoài ra, người đang mang thai bị lây bệnh giang mai có thể sinh ra trẻ bị giang mai bẩm sinh do vi khuẩn đi qua đường máu thâm nhập vào trẻ qua dây rốn nối với người mẹ. Các hoạt động nhận máu của người bị bệnh cũng có thể khiến bạn bị lây nhiễm.
Câu trả lời là không. Tuy nhiên, giang mai khi không được điều trị sẽ lây lan vào xương, vào máu, vào hệ thần kinh và khu trú tại lục phủ ngũ tạng gây ra đủ các căn bệnh:
>>> Xem thêm bài viết khác
Dưới đây là các hình ảnh bệnh giang mai ở nữ qua các giai đoạn đã được tổng hợp.
Tính từ thời điểm bị lây nhiễm bệnh giai đoạn 1 kéo dài khoảng 90 ngày. Khi này, người phụ nữ sẽ nhận thấy các vết thương trên da – vết thương này bắt đầu bị loét và không gây ra cảm giác đau đớn gọi là săng giang mai. Đặc điểm của săng giang mai là không để lại sẹo, xuất hiện tại các vùng nhiễm khuẩn như âm đạo, bẹn, đùi, mắt, môi, hậu môn và da ở tứ chi. Tiếp theo, người bệnh sẽ nhận thấy các hạch bạch huyết nổi lên tại các khu vực nhiễm khuẩn như ở cổ, ở bẹn,…
Đây là thời điểm lây nhiễm mạnh mẽ vô cùng và tỉ lệ lên đến 90% nếu thực hiện các hành vi tình dục không an toàn. Sau thời gian khoảng 10 tuần bệnh nếu không được điều trị sẽ chuyển biến sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2 được đánh dấu khi người bệnh bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các loại tổn thương và gia tăng khu vực tổn thương. Nổi mẩn (gọi là sẩn giang mai đơn lẻ hoặc thành chùm như vảy nến) tại các vùng da ẩm ướt như âm hộ và âm đạo, hậu môn kèm theo phát ban trên toàn cơ thể chủ yếu ở lòng bàn chân, lòng bàn tay. Trên các khu vực như lưỡi, họng có các vệt màu trắng kèm theo sốt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,…
Những dấu hiệu ở giai đoạn này có thể tự biến mất mà không cần điều trị tuy nhiên các tổn thương trên da thường để lại sẹo sâu rất mất thẩm mỹ khiến cho người bệnh vô cùng tự ti. Ở giai đoạn này bệnh lây nhiễm vô cùng mạnh mẽ nếu qua tiếp xúc bộ phận sinh dục hay dịch tiết ở niêm mạc.
Đến giai đoạn này bệnh không thể lây nhiễm qua con đường tình dục không thường do vi khuẩn không còn tồn tại trên da mà đã di chuyển sâu hơn đi vào gan, thận, lá lách, phế quản, tim, hệ thần kinh thậm chí còn tấn công vào não.
Người bệnh bắt đầu nhận thấy các cục gôm giang mai ở xương – tồn tại dưới da. Ban đầu gôm giang mai rất cứng, sau đó tự phát triển phình to với mủ ở bên trong, sau khi vỡ ra để lại vết sẹo sâu hoắm do đã ăn mòn tế bào da khu vực vết gôm xuất hiện. Các tổn thương tại tim có thể xuất hiện là viêm cơ tim, hở van tim, phình động mạch chủ, viêm động mạch chủ. Vi khuẩn giang mai còn gây ra biến chứng suy giảm thị lực, suy giảm thính giác, viêm cột sống và có thể gây liệt nửa người,….
Sau khi nhận biết hình ảnh bệnh giang mai ở nữ nhiều chị em tò mò về các phương pháp xét nghiệm giang mai và nguyên lý chúng được thực hiện như sau:
Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị giang mai ở giai đoạn đầu, khi có vết loét ở vùng sinh dục, hậu môn, miệng hoặc họng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu vật là vết loét, dịch âm đạo, dịch niệu đạo của bệnh nhân và soi dưới kính hiển vi trường tối để tìm vi khuẩn.
Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân đang ở giai đoạn 2, khi có các phát ban ở da và toàn thân. Phương pháp này dựa trên cơ chế tìm những kháng thể của cơ thể người bệnh chống lại sự nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân và thực hiện phản ứng RPR để xác định mức độ nhiễm trùng.
Phương pháp này có thể áp dụng cho bất kỳ giai đoạn nào của bệnh giang mai, nhưng đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng hoặc đã được điều trị. Phương pháp này dựa trên cơ chế nhân bản ADN của vi khuẩn để phát hiện sự hiện diện của chúng trong mẫu vật. Bác sĩ có thể lấy mẫu vật là máu, dịch não tủy, dịch âm đạo, dịch niệu đạo, vết loét, hoặc màng nhầy của bệnh nhân và thực hiện PCR để xác định loại vi khuẩn và số lượng của chúng.
Địa chỉ uy tín nhận được nhiều sự tin tưởng của người dân trong khu vực. Phòng khám tự hào đi đầu trong các kỹ thuật xét nghiệm và ứng dụng công nghệ cho kết quả điều trị cao các bệnh xã hội. Với các bác sĩ đầu ngành đã công tác tại Hà Nội như bác sĩ Nguyễn Văn Tường – chuyên khoa da liễu, bác sĩ Mùi Quý Chiến, bác sĩ Nguyễn Văn An,… nay về Bắc Ninh làm việc giúp cho người bệnh nhận được dịch vụ y tế chất lượng cao mà không cần di chuyển xa xôi vất vả. Hiện tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt Sing đang triển khai dịch vụ ưu đãi 40% chi phí thủ thuật, 40% chi phí điều trị và cung cấp mã khám ưu tiên cho 25 khách hàng đặt hẹn trước.
Và những hình ảnh bệnh giang mai ở nữ đã được cung cấp trong bài viết trên, nếu nhận thấy mình đang có các triệu chứng cũng như dấu hiệu bệnh hãy gọi ngay đến 0222 730 2022 để được các bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Truyền nhiễm hỗ trợ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.