Chuyên gia Da liễu tiết lộ thời gian ủ bệnh giang mai và biểu hiện khi phát bệnh 

Thời gian ủ bệnh giang mai sẽ là khác nhau ở từng bệnh nhân, tùy vào thời gian tiếp xúc với vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể. Do đó rất dễ khiến người bệnh không nhận ra mình đã mắc bệnh ngay từ sớm, dẫn đến việc chậm trễ điều trị và gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng các bác sĩ tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết sau đây.

1. Thời gian ủ bệnh giang mai kéo dài bao lâu?

Thời gian ủ bệnh giang mai kéo dài bao lâu?

Xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum là nguyên nhân chủ yếu bệnh giang mai. Thời gian ủ bệnh giang mai là thời điểm được tính bắt đầu từ có xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể người bệnh. 

Bệnh lây truyền nhanh nhất khi các thương tổn da và niêm mạc có nhiều xoắn khuẩn giang mai. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết tỷ lệ mắc bệnh giang mai ở nam giới ngang bằng với nữ giới khi quan hệ tình dục không an toàn.

Bác sĩ CKI chuyên khoa Da liễu – Truyền nhiễm tại Đa khoa Quốc tế Việt Sing, Nguyễn Văn Tường cho biết: Thời gian ủ bệnh giang mai (kể từ khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum đến khi có triệu chứng) kéo dài từ 10 – 60 ngày, tùy vào tình trạng mắc bệnh. 

Vi khuẩn vẫn tồn tại bên trong cơ thể của người bệnh ngay cả khi họ không có bất kỳ dấu hiệu bên ngoài nào của bệnh giang mai, chẳng hạn như săng giang mai hoặc các vết ban đào.

Xoắn khuẩn giang mai có thể lây lan từ người này sang người khác trong suốt thời gian bệnh ủ khi:

  • Quan hệ tình dục nguy hiểm
  • Tiếp xúc với dịch tiết bị loét
  • Truyền từ mẹ sang con 

Có thể thấy thời gian ủ bệnh giang mai là tương đối lâu nhưng các giai đoạn có thể xuất hiện liên tục, khiến các biểu hiện khi phát hiện sẽ không rõ ràng và người bệnh không thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm,

>>> Xem thêm bài viết khác

2. Biểu hiện khi nam và nữ giới phát bệnh giang mai

Biểu hiện khi nam và nữ giới phát bệnh giang mai

Đôi khi, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng bệnh giang mai  nào, đặc biệt là khi bệnh ở giai đoạn tiềm ẩn. Điều này khiến họ tin rằng nếu không điều trị, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. 

Khi kết thúc thời gian ủ bệnh giang mai, một loạt các dấu hiệu ở thời kỳ phát bệnh giang mai sẽ xuất hiện và đến lúc này người bệnh mới nhận thức rõ nhất rằng mình đã mắc bệnh.

Nam giới – Biểu hiện bệnh giang mai

Bệnh giang mai ở nam giới có những dấu hiệu “rất khó chẩn đoán” và lây truyền xoắn khuẩn qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết loét trên da và quan hệ tình dục. Nam giới thường không nhận ra những tổn thương này ngay khi chúng xảy ra. 

Xuất hiện những vết loét nhỏ, không đau có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai ở nam. Những vết loét này có thể nằm trên rãnh quy đầu, quy đầu, bao quy đầu, trực tràng hoặc trong miệng. 

Ngoài ra, dấu hiệu giang mai ở nam có thể bao gồm rụng tóc, rụng lông và nốt ban đỏ trở nên thâm tím hoặc giảm màu. Các vết thương lan rộng và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Nữ giới – Biểu hiện bệnh giang mai 

Sự xuất hiện của một hoặc vài vết loét ở miệng hoặc cơ quan sinh dục là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh giang mai ở phụ nữ.

Ở nữ giới, vết loét là dấu hiệu chính của bệnh giang mai. Từ 3-6 tuần sau thời gian ủ bệnh giang mai, các vết loét sẽ có thể tự khỏi. Nhưng lại rất dễ tái phát trong nhiều tháng sau đó.

Ở thời điểm này, bệnh nhân có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng phát ban da ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Rụng tóc, đau họng và mảng trắng ở mũi, miệng và âm đạo là những biểu hiện kèm theo.

Đôi khi, dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ có thể khá mờ nhạt hoặc giống như biểu hiện nổi mề đay bình thường. Vì vậy, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng qua đường tiếp xúc (quan hệ tình dục, hôn môi,..) lên rất cao.

3. Điều trị bệnh giang mai bằng cách nào?

Điều trị bệnh giang mai bằng cách nào?

Giang mai là bệnh xã hội có khả năng lây lan mạnh mẽ và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Đôi khi, người bệnh giang mai có thể nhầm triệu chứng với dị ứng hoặc bệnh da liễu khác do thời gian ủ khá dài. Nhiều trường hợp không được chẩn đoán chính xác do khó phân biệt các tổn thương do giang mai bằng mắt. 

Bạn có thể phải lấy mẫu máu để chẩn đoán. Cơ thể sản xuất kháng thể chống giang mai ngay sau khi nhiễm trùng xảy ra, và các kháng thể này có thể được xác định một cách an toàn và chính xác bằng xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh giang mai

Bác sĩ Tường cho biết

Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Hiện nay, kháng sinh diệt khuẩn, thường là penicillin và theo dõi sau điều trị là phương pháp điều trị bệnh giang mai phổ biến hiện nay.

Ở tất cả các giai đoạn của bệnh, kháng sinh penicillin, một loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt sinh vật gây bệnh giang mai, được đề xuất để điều trị giang mai. Bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh khác hoặc khử nhạy với penicillin nếu bạn bị dị ứng với penicillin.

Phương pháp điều trị duy nhất là tiêm phòng penicillin cho những người được chẩn đoán mắc bệnh giang mai tiềm ẩn nguyên phát, thứ phát hoặc giai đoạn đầu, tức là dưới một năm. Có thể cần thêm liều tiêm nếu bạn bị giang mai lâu hơn một năm.

Các bác sĩ khuyến cáo

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên sau thời gian ủ bệnh giang mai, người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xét nghiệm kịp thời.

Đừng e ngại vì chi phí tốn kém mà không đi khám sớm, để bệnh tiến triển nặng hơn gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. 

Hiện tại, Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt Sing hiện đang triển khai gói ưu đãi chi phí xét nghiệm phát hiện bệnh giang mai (chỉ trên dưới 1 triệu đồng) giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh cùng với rất nhiều ưu đãi điều trị khi liên hệ hẹn khám trước qua số hotline 0222.730.2022 ngay hôm nay. 

4. Một số thói quen giúp phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả

Một số thói quen giúp phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả

Các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với giai đoạn bệnh của bạn sau khi chẩn đoán bạn bị giang mai. Lúc này, bạn cũng cần chú ý thay đổi lối sống sinh hoạt để chăm sóc bản thân và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp để điều trị thành công bệnh giang mai nhanh chóng.

Các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân giang mai không nên quan hệ tình dục cho đến khi họ khỏi bệnh. Điều này vừa ngăn bệnh tiến triển nặng hơn vừa giảm khả năng lây bệnh cho chồng bạn.

Cho đến khi bác sĩ cho phép, không được tự ý ngừng uống thuốc hoặc thay đổi liều dùng nếu bạn cảm thấy khỏe hơn.

Nếu bạn đang mang thai và nghi ngờ bị giang mai, hãy báo cho bác sĩ. Thai nhi có thể bị nhiễm bệnh giang mai qua con đường lây truyền từ mẹ sang con.

Đảm bảo sử dụng các phương pháp quan hệ tình dục an toàn, chẳng hạn như sử dụng bao cao su và chung thủy với nhau theo chế độ một vợ hoặc một chồng. Đồng thời cần duy trì đi kiểm tra sàng lọc các bệnh xã hội để phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Tất cả những câu hỏi của bạn về thời gian ủ bệnh giang mai cùng với biểu hiện khi phát bệnh đều đã được chuyên gia Da liễu tiết lộ ở trên. Vì vậy, khi có những biểu hiện của bệnh trong giai đoạn đầu, hãy đến những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)